Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Cùng một điểm trên đường thẳng của Nixon và Trump
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Buổi sáng hôm ấy vào ngày thứ Hai, 16 tháng 7, trên bầu trời Helsinki, Finland nắng đã lên cao, mọi sinh vật vẫn như ngày nào. Duy có một điều khác biệt hơn ngày thường, đó là trước đại sảnh thành phố Helsinki có thêm 2 lá cờ của Hoa Kỳ và Nga Sô tung bay trước gió. Đây chính là cuộc họp thượng đỉnh được dư luận xôn xao và đánh giá theo nhiều khuynh hướng khác nhau, ai được ai thua, ai hơn ai thiệt chỉ có 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Nga mới biết.

 


Kết quả hình ảnh cho Nixon và Trump


 

Cũng tại nơi đây vào tháng 7 và tháng 8 năm 1975, 43 năm về trước trong phòng đại sảnh Helsinki, Finland Hội nghị về an ninh và hợp tác Châu Âu đã được thành hình, gồm có sự đồng thuận của 35 quốc gia, trong đó bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada cùng tất cả các quốc gia Châu Âu. Ngoại trừ Albania và Andorra. Nội dung của thượng đỉnh 1975 đã tuyên bố nỗ lực cải thiện quan hệ giữa cộng sản và phương Tây. Tuy nhiên Hiệp ước Helsinki không bị ràng buộc vì họ không có tư cách hiệp ước. 

 

Cho dù lịch sử không có sự lặp lại, nhưng lịch sử luôn luôn có nguyên nhân của nó. Từ đó, chúng ta biết được rằng người cha đẻ của Hiệp ước Helsinki không ai khác hơn chính là Gerald Ford khi nắm quyền Phó Tổng Thống vào tháng 8 năm 1974, ông và Cố vấn An ninh Quốc gia, Tiến sĩ Henry Kissinger đã vận động thành lập CSCE (Conference on Security and Copperation in Europe) đối phó cùng Liên Bang Sô Viết.

 

Chuẩn bị tiến đến Hội nghị Helsinki, gặp phải dư luận công chúng Mỹ, đặc biệt người dân Đông Âu cho rằng thỏa thuận nầy là gián tiếp đầu hàng và chấp nhận sự thống trị của Liên Xô. Chính vì những lo ngại ấy cho nên khi ông Ford lên làm Tổng Thống ông đã ra lệnh cho Hội Đồng An Ninh Quốc gia phải làm rõ vấn đề để trấn an dư luận. Nhất là có một số Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ lo ngại cho các quốc gia thuộc vùng Baltic. Vì thế Tổng Thống Ford đã trì hoãn Hội nghị Helsinki vào giai đoạn cuối cho đến khi đạt được thuận lợi về phía Châu Âu. Ngoài ra ông còn hứa hẹn trong bài diễn văn rằng: thỏa hiệp Helsinki sẽ mang lại an ninh và phát triển cho Đông Âu, và Hoa Kỳ sẽ can thiệp bằng hành động quân sự nếu Sô Viết vi phạm hiệp ước.

 

Mặc dù lời hứa hẹn của Tổng Thống Ford trước những cử tri người Mỹ gốc Đông Âu, tuy nhiên lời hứa trên không có tính thuyết phục nên phong trào chống lại hiệp ước Helsinki vẫn lan rộng. Trớ trêu thay, Tổng Thống Ford vượt qua mọi chống đối vẫn tiếp tục tiến hành hiệp ước Helsinki với Liên bang Nga.

 

Vẫn biết rằng lịch sử không có sự lặp lại. Nhưng Thượng đỉnh 2018 tại Helsinki là chứng tích làm nên lịch sử. Do đó, mặc dầu có sự chống đối của một số Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ lẫn Cộng Hòa, nhưng Tổng Thống Trump không hủy bỏ cuộc gặp Putin. Nhớ lại trước đây tại Đại Hội đảng Cộng Hòa ông Trump đã tuyên bố: “ I alone can fix it”. Và để bào chữa cho những sai lầm của mình sau Thượng đỉnh Helsinki, trên đường vượt đại dương trở lại Mỹ, ông đã viết trên Twitter:” Như tôi đã nói nhiều lần trước đây. Tôi rất tin tưởng ở sự thông minh của chúng ta. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng muốn có một tương lai tươi sáng hơn chúng ta không thể đặt trọng tâm vào quá khứ-- là 2 cường quốc có hạt nhân lớn nhất thế giới, chúng ta cần hòa hợp! ”.

 

Dĩ nhiên hòa hợp là tốt, nhưng hòa hợp như thế nào? Và vì sao chúng ta cần hòa hợp? và liệu ông Trump có đủ tư duy và trí tuệ để hòa hợp hay không? Đây chính là câu hỏi mà rất nhiều nhà chiến lược, báo chí, chính trị gia, nghị sĩ, dân biểu lưỡng đảng đặt ra. Theo như ký giả Jamie Ross cho biết: “vào cuối hội nghị thượng đỉnh Tổng Thống Trump đã bỏ qua cơ hội chỉ trích Putin can thiệp vào bầu cử của Mỹ, vi phạm luật pháp quốc tế hoặc vô số tội ác khác do Nga sô gây ra đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Thay vào đó, ông Putin đã tấn công các tổng thống của Mỹ tiền nhiệm vì sự thù địch với Nga, ông Putin đổ lỗi cho Robert Mueller đã rà soát các nước chống lại nhau, ông chỉ trích tình báo Mỹ, lên án bà Hillary Clinton và đảng Dân Chủ v.v..”

 

Đó là những điều tiêu cực báo chí đưa ra trong lần hội ngộ giữa ông Trump và ông Putin. Nhưng nếu nhìn sâu vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, có thể cuộc hội ngộ nầy mở đầu cho trang sử được lặp lại dưới thời Nixon-Kissinger, khi viếng thăm Bắc Kinh 1972 trong tiến trình bình thường hóa giữa Mỹ và Trung Quốc, qua nhiều thập niên đối đầu lẫn nhau. Có một câu hỏi lớn tại sao ông Nixon lại bình thường hóa với Bắc Kinh ở thời điểm 1972? Để rồi từ 1972 cho đến nay Trung Quốc làm bá chủ Đông Nam Á! và có nền kinh tế lớn mạnh đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Câu hỏi nầy được trả lời qua việc Nixon muốn cô lập sự lớn mạnh của Liên Bang Sô Viết qua hình thức tiếp cận Trung Quốc chia rẻ khối cộng sản. Đây là nguyên nhân thứ nhất, và nguyên nhân thức 2: Thị trường tiêu thụ hơn 1.3 tỷ người Trung Quốc. 

 

Đến nay, thập niên 2018, nhờ sự tiếp sức của Hoa Kỳ nên Trung Quốc đã thật sự vượt trội trên nhiều phương diện. Và cũng bàn cờ trên, có thể ông Trump lặp lại con đường Nixon đi qua bằng cách tiếp cận Nga Sô để triệt tiêu Trung Quốc. Mặc khác, trước đây Mỹ đã dành dễ dàng cho Trung Quốc trong vấn đề nhập cảng hàng hóa. Ngày nay ông Trump dự trù sẽ đánh thuế tối đa vào hàng hóa Trung Quốc nhập cảng lên đến 500 tỷ hằng năm. Điều nầy gây ảnh hưởng trầm trọng cho Trung Quốc hiện nay khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Bạch Ốc và Bắc Kinh bắt đầu.

 

Không thể chối cãi, con đường thân Nga đã được ông Trump nhen nhúm ngay từ ngày đầu khi ra tranh cử. Với ý tưởng làm lành với quốc gia nguyên tử như Nga Sô đã được ông Trump nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Chính vì ý tưởng trái chiều với khuynh hướng chính trị bảo thủ của Mỹ nên đường đến Helsinki đã gập ghềnh. Riêng đối với Putin, cuộc diện kiến cùng ông Trump là niềm mơ ước và chờ đợi từ lâu của Điện Cẩm Linh, lúc Hoa Kỳ cấm vận Nga Sô từ năm 2014 khi họ sát nhập Crimea và hỗ trợ cho chính quyền sát nhân Bashar al-Assad, Syria. Kể từ ngày Mỹ cấm vận Nga, đất nước nầy đã tụt hậu, mức sống của người dân xuống thấp. Chính thế, ông Putin biết rằng chỉ có Hoa Kỳ và cá nhân ông Trump mới có thể giúp họ thoát ra thảm cảnh bị bao vây kinh tế.

 

Về phía Mỹ, ông Trump cần sự hỗ trợ của Nga trong việc Mỹ dự trù rút quân khỏi Trung Đông và áp lực với Iran hỗ trợ cho Do Thái, ủng hộ lực lượng người Kurd nằm phía Bắc Syria. Riêng về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Trump muốn được sự hỗ trợ từ ông Putin. Đáp lại “thịnh tình ấy” ông Trump áp lực với NATO mượn cớ Mỹ chi tiền quá nhiều, mặc dầu có sự chống đối của nhiều quốc gia trong khối Châu Âu và kể cả lập pháp Hoa Kỳ. Trong ngày 15 tháng 7 Tổng Thống Trump đã mô tả EU là một trong những kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ. Trước đó vài giờ ông khuyên Thủ tướng Anh nên kiện EU hơn là thương lượng để thực hiện Brexit.

 

Hiện nay khối EU cùng chung số phận với Trung Quốc, cho nên Bắc Kinh đang kêu gọi khối EU phối hợp với họ chống lại Hoa Thịnh Đốn trong việc đánh thuế. Từ những nguyên nhân của cuộc chiến thương mại, Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, ông Donald Tusk đã lên tiếng báo động rằng: “Trật tự thế giới đang thay đổi”, và kêu gọi Mỹ-Nga-Trung Quốc- Châu Âu hãy ngăn chận sự hỗn loạn toàn cầu”. Từ lời cảnh cáo của ông Donald Tusk cuộc chiến tranh thương mại có thể dẫn đến những biến cố khó lường. 

 

Cùng lúc trong khi Trung Quốc và khối EU thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu, chương trình hạt nhân Triều Tiên, thì Tổng Thống Trump và ông Putin đang họp kín tại Helsinki. Đây chính là lúc quan hệ giữa khối EU-Mỹ-Trung Quốc đang trên thời kỳ tôi tệ.

 

Nhìn lại chặn đường qua, là người luôn luôn khua chuông gõ mõ, với khẩu hiệu “America First”, ông Trump quên rằng Hoa Kỳ là quốc gia lãnh đạo thế giới từ sức mạnh quân sự cho đến kinh tế cũng như kỹ nghệ. Do đó chia sẻ chi phí cho NATO hay sự đóng góp chi phí Liên Hiệp Quốc là điều trong quá khứ chưa có vị lãnh đạo tiền nhiệm nào phàn nàn hay khiếu nại. Hơn nữa sức mạnh của Hoa Kỳ có được một phần nhờ bàn tay của đồng minh EU. Hơn ai hết ông Putin cho dù có nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ rằng Hoa Kỳ đòi rút khỏi NATO. Và ông tự hỏi đây là mộng hay thực…?

 

Tiến sỹ: Nguyễn Hữu Hoạt

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Cambodia’s 2018 Economy Shows Signs of Firmer Growth (21-07-2018)
    Thượng đỉnh Singapore (12-07-2018)
    Campuchia trong cơn ma sát Đại Hán (18-06-2018)
    Bình Nhưỡng: thương thuyết để tồn tại (08-06-2018)
    Cuộc thương thuyết giữa Đảng Cộng Sản VN và Đảng Cộng Sản TQ (13-01-2018)
    Cơ Hội và Thách Thức (19-12-2017)
    Đàm phán để tồn tại của Bình Nhưỡng (05-11-2017)
    Tập Cận Bình trở thành vua Trung Quốc (28-10-2017)
    Nhân loại phải biết tới các thế hệ con cháu (25-10-2017)
    Quan hệ Việt - Mỹ (20-10-2017)
    Việt Nam trong quỹ đạo tranh chấp Mỹ-Trung (06-10-2017)
    Kim Jong Un đi tìm cõi chết (14-09-2017)
    Thử Thách và Niềm Tin (13-08-2017)
    Afghanistan cuộc chiến chưa có lối ra. (16-07-2017)
    Chủ thuyết Trump trước sức ly tâm của hiện tượng (15-06-2017)
    Từ Syria Đến Bắc Hàn (11-05-2017)
    Ma lược hay chiến lược của trục quay Châu Á (10-04-2017)
    Trên thực tế của chủ thuyết Trump (19-03-2017)
    Điều kiện phục vụ cho mục đích (17-02-2017)
    Ẩn số Đài Loan (12-01-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741786.